THÁNH JEROME (345-420) – CHA ĐẺ CỦA NGÀNH DỊCH THUẬT

Mỗi ngành nghề đều có một người biểu tượng để thế hệ sau noi theo và tiếp bước… Chẳng hạn như Hippocrates trong ngành y, Ivy Ledbetter Lee trong ngành PR. Đối với lĩnh vực dịch thuật, người khai sáng ấy chính là thánh Jerome.

Người dịch thuật Kinh Thánh

Không chỉ là người đặt nền móng cho nghề dịch thuật, Jerome (345-420) còn được xem là vị thánh bảo hộ, luôn hỗ trợ, ban phước lành, mang đến cho những người trong giới cảm giác bình yên, thoải mái và vững tâm.

Cha đẻ của nghề dịch thuật – thánh Jerome

Thành tựu lớn nhất của thánh Jerome chính là việc dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La Tinh. Quyển Kinh Thánh này sau đó được công nhận là bản Vulgate (bản chính thống, phổ thông) và được công bố rộng rãi trên toàn thế giới. Đức Thánh Giáo Hoàng Damaso I đã cho phép phổ biến và dùng bản dịch này như văn bản Thánh Kinh chính thức của giáo hội.

Là một người sùng bái Thiên Chúa và Đức Kito Jesus, thánh Jerome đã dày công nghiên cứu, tìm tòi bằng tất cả tâm huyết để dịch thuật Kinh Thánh nhằm truyền bá tư tưởng cốt lõi của quyển sách vĩ đại này tới mọi người. Vì thế, ông còn được biết đến như vị thánh bảo hộ của giới học giả Kinh Thánh, thủ thư viện, trường học,…

Thánh Jerome (345-420)

Jerome được phong tước vị thánh tại Nhà thờ Công giáo, Nhà thờ Chính thống giáo Đông phương, Nhà thờ Luther và Giáo hội Anh.

Phẩm chất của một dịch giả

Thánh Jerome là một vì sao trên bầu trời dịch thuật, không chỉ vì tài năng hay những đóng góp to lớn của ông cho ngành, mà còn vì những phẩm chất đáng quý trong nghề nghiệp.

Để làm nên bản dịch lưu truyền ngàn đời, ông đã dành rất nhiều thời giờ nghiên cứu các nguồn sử liệu cũng như những bằng chứng khác nhau để dịch thuật tác phẩm một cách chân thực và xác đáng.

Một trang Kinh Thánh viết bằng tiếng Hy Lạp

Ngài luôn ý thức về việc trau dồi kiến thức ngoại ngữ của bản thân, kiên trì rèn luyện để trở thành bậc thầy về tiếng Latin, Hy Lạp, Cổ Do Thái và Canđê. Thánh Jerome cũng di chuyển nhiều nơi, mỗi nơi sống chỉ một vài năm để tích lũy vốn hiểu biết của mình.

Kinh Thánh viết bằng tiếng Hy Lạp

Ông trở thành hình mẫu lý tưởng cho các biên phiên dịch, cả về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Ngài luôn thừa nhận những sai sót trong quá trình dịch của mình. Và không ngần ngại chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện chúng. Sự khiêm tốn của ông cũng là một chuẩn mực mà người trong giới dịch thuật luôn noi theo để hòan thiện bản thân. Không những vậy, ông luôn đặt vấn đề về yếu tố chính xác trong nghề dịch thuật và mức độ đáng tin cậy của bản gốc.

Ý thức trách nhiệm với bản dịch là điều thánh Jerome luôn tâm niệm

Thiên tài cũng cần phải cẩn thận!

Không phải thiên tài  hay người xuất chúng thì không mắc sai lầm. Ngay cả “cây đa, cây đề” như thánh Jerome cũng không tránh khỏi thiếu sót.

Trong bản dịch cuối cùng của Kinh Thánh có một lỗi “nổi tiếng”, để lại một định kiến kỳ quặc trong lòng thế hệ sau. Để miêu tả đoạn Moses xuống từ núi Sinai, tiếng Do Thái dùng chữ “karan”, có nghĩa là đầu của ông có một “quầng sáng chói lọi”. Nhưng chữ viết Do Thái không có nguyên âm, và Thánh Jerome đã đọc chữ “Karan” thành “Keren”, tức là “Sừng”. Đó là lý do vì sao mà hàng thế kỷ qua, người ta vẽ và tạc tượng Moses đều có sừng!

Tuy nhiên, không thể phủ nhận công lao to lớn của thánh Jerome cho lịch sử ngành dịch thuật. Tất cả bản dịch Vulgate đều do Jerome phiên dịch hoặc hiệu đính, ngoại trừ các sách Khôn Ngoan, Giảng Viên, Baruch và Macabe. Ngài cũng dịch thuật lại bản Thánh Vịnh dịch ở La Mã và dùng trong Phục vụ các giờ Kinh.

Để tưởng nhớ đóng góp vĩ đại của thánh Jerome cho ngành dịch thuật, ngày ông mất

Ngày 30 tháng 9 hằng năm được lấy làm ngày kỉ niệm dịch thuật quốc tế, để tên ông được lưu truyền mãi mãi.

Nguồn: http://bestplus.vn/tin-tuc/to-nghe-nha-sang-nghiep/

Bài viết trước đó E-TRANS 소개
Bài viết sau đó DỊCH NỐI TIẾP